Lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, người lao động, công nhân viên chức đóng BHYT thế nào?
Bánh cuốn Tây Hồ: 50 năm một hương vị
TAND tối cao vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.Cụ thể, đối tượng được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ: các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước; là người đang được tòa án có thẩm quyền quyết định cho tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại bộ luật Hình sự.Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn phải có nơi cư trú rõ ràng; quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến ngày 30.4.2025 vẫn đang có hiệu lực thi hành.Trong khi đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐCTN của Chủ tịch nước) hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù để đáp ứng yêu cầu về đối nội hoặc đối ngoại của Nhà nước.Những người này phải thuộc một trong các trường hợp: có văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá; có văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đề nghị đặc xá; có văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban Đảng ở T.Ư, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị đặc xá.Theo hướng dẫn của TAND tối cao, hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm: phiếu đề nghị xét đặc xá cho người bị kết án, đơn đề nghị đặc xá của người bị kết án, bản cam kết của người có đơn đề nghị đặc xá, bản sao quyết định thi hành án của người bị kết án, bản sao quyết định (hoặc các quyết định) tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án đang còn hiệu lực tính đến ngày 30.4.2025, các văn bản, tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung…Hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù cũng tương tự.Khi nhận được văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá hoặc văn bản đề nghị đặc xá của các cơ quan, tổ chức như đã nêu, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thuộc quyền quản lý của tòa án mình.Chánh án TAND cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt để kiểm sát theo quy định.Sau khi nhận được kết quả kiểm sát bằng văn bản của viện kiểm sát cùng cấp, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu tổng hợp và gửi danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt về TAND tối cao trước ngày 1.4.2025 để TAND tối cao tổng hợp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Vạn lượt người vãn cảnh, chiêm bái ngôi chùa cổ hơn 700 năm
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.
Ngày 15.1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công cho người bệnh bị tăm tre đâm thủng ruột.Theo đó, chiều tối 12.1, anh A.T (26 tuổi, trú tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy) nuốt phải 1 cây tăm tre. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đau dữ dội vùng hố chậu bên phải. Ngay sau khi tiếp nhận, người bệnh đã được các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, có dị vật.Tối cùng ngày, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiến hành phẫu thuật nội soi lấy thành công dị vật là 1 cây tăm tre. Bệnh nhân này bị cây tăm đâm thủng ruột.Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị, theo dõi sát sao và có tiến triển tốt. Hiện bệnh nhân đang phục hồi tại Khoa Ngoại tổng hợp, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.Các bác sĩ khuyến cáo, tăm tre là vật dụng thường sử dụng hằng ngày, nếu không chú ý, nó có thể gây ra những tai nạn khôn lường. Vì vậy, mỗi người cần thận trọng khi sử dụng tăm, tránh để xảy ra những tình huống nguy hiểm. Nếu không may bị hóc, nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế kiểm tra, theo dõi và điều trị kịp thời.
Du lịch lễ bội thu
Sáng 10.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc cho ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.Ông Phạm Thiện Nghĩa (59 tuổi, quê quán H.Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.Phát biểu tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của đất sen hồng. Ông Phong nhấn mạnh, trong quá trình công tác, ông Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của người "đứng mũi chịu sào" trong công việc.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp mong muốn sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.